Phần lớn khối u sẽ nằm ở mức độ nhẹ và không di căn. Tôi muốn nói đến nó như là những khối u “phiền toái”, chúng không đe doạ tính mạng người bệnh nhưng cần phải giám sát và theo dõi thường xuyên. Những khối u này sẽ được điều trị bằng cách soi bàng quang và cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo và tiếp theo sau đó là việc kiểm tra soi bàng quang thường xuyên để đảm bảo nó không tái phát.
Tại thời điểm chẩn đoán đầu tiên, một liều hoá trị bên trong bàng quang có thể được sử dụng để giảm tỷ lệ tái phát. Đây là chất lỏng được đặt vào trong bàng quang vào lúc soi hoặc thông qua ống thông niệu đạo trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi soi niệu đạo.
Nếu khối u tái phát, thông thường một liệu trình hoá trị bàng bàng quang có thể được thực thiện giữa các kỳ nội soi để giảm thiểu việc tái phát.
Nếu khối u không di căn nhưng ở dạng nặng thì chúng có nguy cơ cao phát triển thành khối u di căn, cũng như những lần nội soi bàng quang thông thường, chất BCG sẽ được đưa vào bàng quang để diệt khối u. Giống như hoá trị, đây là chất lỏng được đặt vào trong bàng quag qua ống soi và được để trong đó trong vòng một giờ trước khi được lấy ra. Việc này được thực hiện hàng tuần trong vòng 6 tuần và có thể đòi hỏi duy trì khoảng 3 tuần mỗi 6 tháng giữa những lần nội soi bàng quang trong khoảng thời gian 2 năm. Nếu những khối u tái phát trong khi đang chữa trị BCG hoặc phát triển lên thành bệnh lý, vậy thì việc cắt bàng quang có thể được cân nhắc.
Trong một số trường hợp ở dạng nặng hoặc bệnh di căn nhưng vẫn chưa tiến triển thành lan rộng đến các cơ quan xung quanh thì vẫn sẽ được cân nhắc sớm như là có nhiều cơ hội chữa trị.
Nếu ung thư bàng quang trở thành khối u di căn, nó sẽ đe doạ mạng sống người bệnh và người bệnh cần phải tích cực điều trị. Các lựa chọn điều trị dựa trên tuổi và thể lực của bệnh nhân và một vài nhân tố của khối u nhưng nhìn chung cơ hội chữa khỏi cao nhất phẫu thuật cắt bàng quang và các hạch bạch huyết. Ở nam giới việc này cũng liên quan đến việc loại bỏ các tuyến tiền liệt trong khi ở nữ giới nó thường liên quan đến việc cắt bỏ tử cung và một phần của âm đạo.
Sau khi loại bỏ bàng quang, việc cần thiết phải dẫn dòng nước tiểu và phổ biến nhất là sử dụng ống thông tiểu thoát ra bên ngoài. Trường hợp khác là phẫu thuật tái tạo bàng quang có tiến trình thực hiện dài hơn và phức tạp hơn vì một bàng quang mới sẽ được tạo ra từ ruột non và kết nối với ống thoát nước tiểu bên ngoài giúp trả lại hình ảnh cơ thể nguyên vẹn.
Liệu trình hoá trị có thể được cân nhắc trước hoặc sau khi cắt bỏ bàng quang phụ thuộc vào mức độ bệnh và thay cho phẫu thuật có thể là sự kết hợp giữa hoá trị và xạ trị.
Cắt bỏ bàng quang là một cuộc phẫu thuật lớn và những tác động của việc thực hiện sẽ được thảo luận chi tiết với bạn nếu bạn yêu cầu liệu pháp điều trị này. Hoạt động tình dục sẽ bị ảnh hưởng ở cả nam và nữ giới.
Tất cả những trường hợp này sẽ được thảo luận trong một cuộc hội chẩn đa khoa liên quan đến các chuyên gia ung thư tiết niệu, chuyên gia xạ trị và các chuyên gia phẫu thuật. Đối với những trường hợp mà bệnh phát tác ra khỏi bàng quang và được biết đến như là bệnh di căn, phác đồ điều trị phức tạp hơn rất nhiều và đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xạ trị, hoá trị, tiết niệu.